Văn hóa lập quốc: Đừng như Nhật đi vào vết xe đổ

Trong buổi thuyết trình của một nhà viết kịch đã từng có 1 năm làm cố vấn văn hóa cho nội các Nhật Bản, diễn giả Hirata Oriza không chỉ nói về nước Nhật tươi đẹp mà đã đi sâu vào những sai lầm của đất nước này khi luôn ám ảnh về tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua vai trò văn hóa – nghệ thuật dân gian như một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của quốc gia.

Mỗi ngôi làng cần có một giao điểm nghệ thuật

Ông Hirata Oriza trong đó từ Oriza nghĩa là Gạo trong tiếng Nhật. Đây là cái tên tâm đắc của ông khi luôn lấy người nông dân, đời sống của họ làm cảm hứng sáng tác cũng như học thuyết của mình.

Để dẫn chứng cho lập luận này, Hirata Oriza đã trích vở kịch “Chuyến tàu đến thế giới lý tưởng Ihatov” của Inoe Hisashi trong đó có các đoạn đối thoại giữa một người-nông-dân-đóng-vai-nhà-viết kịch và nữ nhân viên soát vé. Cuộc đối thoại chỉ xoay quanh tầm quan trọng của một quảng trường trong ngôi làng. Tại quảng trường, người dân có thể tổ chức lễ hội, thương lượng, nhảy múa trong các khúc nhạc tế thần. Mỗi ngôi làng sẽ tự nhận ra mình chính là trung tâm của thế giới. Nếu điều đó thành hiện thực, nông dân không còn nhìn về các thành phố hào nhoáng mà luôn quay đầu hướng về phía ngôi làng của mình.

Nước Nhật luôn phải hứng chịu nhiều các trận động đất và kéo theo nó là các thảm họa kép như động đất vùng Kanto (1923) gây ra hỏa hoạn khiến hơn 100.000 người chết, hay năm vừa qua, cơn địa chấn đã kéo đến sóng thần tại miền Đông Nhật khiến 20.000 người chết. Đằng sau thảm họa ngoài những thiệt hại kinh tế, Nhật còn phải đối mặt với các vết đứt gẫy trong các gia đình khi nhiều đứa bé không có bố mẹ, ông bà; rồi những ngồi làng cùng các giá trị truyền thống của nó bị phá hủy. Như vậy, liệu nếu chúng ta chỉ ném tiền vào các hoạt động khôi phục kinh tế, xây dựng lại hạ tầng cơ sở thì có tốt không (thậm chí còn làm người dân ỉ lại, lệ thuộc)?

Trận động đất Kanto gây ra hỏa hoạn và những thiệt hại nặng nền năm 1923

Trong hiện tại, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều đoàn văn hóa nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới hay trong nước nhật đã tập trung vào các khu vực chịu thảm họa sóng thần đã góp phần xoa dịu tâm hồn cho các nạn nhân. Nhưng nhìn sâu hơn nữa vào trong quá quá khứ, ta còn thấy các ngôi làng của Nhật thường phải di cư để tránh thảm họa. Tuy nhiên để tìm một quyết định đa số thì sau các cuộc tranh luận thường không đến đâu cả. Và mọi sự lại được giải quyết chỉ sau một đêm lễ hội, khi tất cả cùng nhảy múa, ca hát với nhau!

Vai trò quản lý nghệ thuật (art management) của chính quyền

Tại đây, diễn giả Hirata Oriza đưa ra 3 nhân tố bao gồm, vai trò của chính bản thân nghệ thuật; vai trò duy trì xây dựng cộng đồng và vai trò tác động trực tiếp vào giáo dục, du lịch, phúc lợi…

 Đầu tiên, nghệ thuật có vai trò với chính bản thân khi chấn hưng văn hóa. Việc khuyến khích các thế hệ tham gia vào xây dựng và tạo nên các nhân tố mới là nhân tố quyết định, nếu chúng ta bỏ qua nghĩa là tàn phá nền văn hóa. Trong vấn đề này các nhà hoạch định cũng phải đối mặt với 2 hướng là phát triển văn hóa truyền thống trong nước như mặt nền cơ bản và bên cạnh đó là phát triển các văn hóa tiên phong để giao lưu với thế giới. Việc cân đối tỉ lệ giữa 2 hướng này là một vấn đề mà mỗi quốc gia luôn phải đối mặt và tìm ra trong các hoàn cảnh cụ thể.

Điều này cũng cho thấy phát triển văn hóa lập quốc chính là nhiệm vụ của chính quyền chứ không thể phó mặc cho các hoạt động tư nhân chạy theo nguyên lý thị trường. Bởi văn hóa không phải là một công trình chung cư, một con đường, một cái đập được xây dựng với mục đích thu lợi nhuận trong vòng 20-30 năm. Các hoạt động văn hóa chỉ phát sinh cái lợi sau 100-200 năm nữa và nó cần được đầu tư vào các hoạt động trong cả chiều sâu và bề rộng.

Nước Nhật chính là một ví dụ điển hình khi chỉ tập trung vào phát triển kinh tế để trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ 3 thế giới nhưng các hoạt động văn hóa chỉ bằng 1/5 so với Pháp hay các nước châu Âu khác. Hàn Quốc là láng giềng nước Nhật, phát triển sau Nhật 20 năm và họ đã tìm mọi cách để tránh khỏi vết xe đổ này khi tập trung nguồn lực đầu tư vào văn hóa chứ không tập trung duy nhất  vào phát triển kinh tế. Việt Nam đang phát triển trong tương lai và cũng đừng nên đi vào vết xe đổ của Nhật.

“Căn bệnh” Osaka và thất bại Ashibetsu

Để minh họa cho thành tựu kinh tế không có nghĩa mang đến một sự bền vững lâu dài, chúng ta nhìn vào các dẫn chứng sau.

Trong thập niên 70s, Osaka là một khu vực kinh tế thịnh vượng và nằm đúng trong chu kỳ phát triển kinh tế của toàn nước Nhật. Họ đã thu được nhiều trái ngọt khi tổ chức nhiều sự kiện quy mô lớn như các Hội chợ quốc tế. Tham vọng này tiếp tục đẩy họ đến phát triển với quy mô lớn hơn. Tuy nhiến, bước sang thập niên 90s, Osaka đối diện với một loạt thất bại như để vuột cơ hội đăng cai Olympic, Hội nghị thượng đỉnh quốc tế, Giải điền kinh quốc tế… Hay như Trung tâm vui chơi quốc tế USJ được đầu tư quy mô lớn như Disneyland của Tokyo những cũng thất bại về doanh thu.

Giờ ta hãy nhìn cụ thể hơn nữa vào khu làng Ashibetsu phải hứng chịu “căn bệnh” Osaka hay chính xác hơn nó là một sản phẩm lỗi trong nền kinh tế hậu bong bóng của Nhật Bản. Đầu thập niên 90s, Ashibetsu được đầu tư 10 tỷ yên để xây dựng công trình văn hóa như tượng Quán thế âm khổng lồ,  một khu resort có cấu trúc như một ngôi… chùa  chưa kể các khoản vay khác để xây dựng công viên giải trí. Năm 2010, những công trình này chỉ bán được 100 triệu yên khi không hề thu hút được khách du lịch. Đây là một thất bại thảm hại trong kế hoạch sử dụng du lịch để phát triển kinh tế. Điều mà ta thấy từ Ashibetsu là, dù đã đặt mục tiêu phát triển kinh tế có tính toán, đúng kế hoạch nhưng vẫn không thoạt khỏi được sự tụt dốc của kinh tế của cả nước Nhật. Hay nói một cách khác, cơ hội thành công của họ chỉ có thể đạt được nếu quay lại những năm 70. Tại sao họ thất bại? Trong khi đó, chỉ cách Ashibetsu 24km, Furano cũng phát triển du lịch và lại thành công rực rỡ.

Đầy tư vào các công trình văn hóa hoành tráng nhưng chỉ khiến Ashibetsu ngập chìm trong nợ nần và không thu lại được nguồn lợi du lịch nào bởi sau năm 90, tất cả dân Nhật đều thắt chặt chi tiêu trong nên kinh tế hậu bong bóng.

Vòng tròn đồng tâm văn hóa và thành công Furano

Quay trở lại Osaka với những thất bại đau đớn trong kế hoạch đạt chỉ tiêu “quy mô tầm cơ” năm 2009, thành phố này tổ chức thành công Triển lãm nghệ thuật đương đại khi lôi kéo được gần 2 triệu người tham dự trong 52 ngày trong khi dự tính của thành phố chỉ là 1 triệu người. Rồi một loạt các khu phố mua sắm Tenma, Hanjotel, Tenjinbashisuji đông kin khách cả ngày lẫn đêm. Trung bình lượng khách đi qua khu phố mua sắm là 25.000 người/ngày.

Đây chính là mô hình đường tròn đồng tâm mà trong đó người dân chính là tâm điểm của vòng tròn. Tại đây người dân không chỉ được làm chủ kinh doanh mà còn đóng vai trò chính trong các hoạt động tạo tác văn hóa của chính họ. Ví dụ như, khách đến khu Hanjotel sẽ được trải nghiệm một ngày học việc tại cửa hàng nào đó (như làm thủy tinh chẳng hạn), họ được cấp chứng chỉ cho việc đi bộ hết khu mua sắm, rồi các hoạt động như vô địch biểu diễn nghệ thuật đường phố được triển khai. Từ cái tâm lõi này, người dân trở nên tự hào về lối sống của họ và tạo nên một vòng cuốn người thân của họ, rồi các du khách đổ về nới họ sống. Vòng tròn luân chuyển này không chỉ sinh lợi nhuận mà còn làm phong phú thế sinh hoạt văn hóa, trong đó các giá trị truyền thống vẫn được lưu giữ ở tâm lõi.

Một lễ hội văn hóa tại Osaka

Tiếp đến Furano, một khu làng trong những năm 70 chỉ là nơi trông hoa lavender (đôi khi được gọi là violet) để cung cấp cho các nhà máy sản xuất hương liệu. Tuy nhiên, đến năm 80, nền công nghiệp tiên tiến đã tạo ra các hương liệu nhân tạo và những cánh đồng hoa dần biến mất. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có một gia đình nông quyết định giữ lại cánh đồng hoa này và thật đáng kinh ngạc là đến năm 90, khách du lịch kéo về ngôi làng này ngày càng đông. Nghề làm hoa không chỉ hồi sinh mà những người dân trong làng còn có thêm cơ hội kinh doanh du lịch, các hoạt động truyền thống không chỉ được gìn giữ bởi chính người dân mà trở thành món quà cho thập khách. Trong khi đó Ashibetsu có nguy cơ mất trắng khi những người dân đang lũ lượt bỏ làng ra đi, và kết cục như thế là không thể cữu vãn. Đây cũng là một minh chứng cụ thể cho vai trò nghệ thuật duy trì, xây dựng cộng đồng cũng như hữu ích trong mục đích kinh tế.

Nông dân phải làm gì trước tập đoàn tư bản?

Nhật Bản đã chứng kiến sự phát triển kinh tế tột bậc và đã ngủ quên trong chiến thắng. Chúng tôi đang phải đối mặt với thực tại rằng, những doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước ngày càng nhiều không đồng nghĩa với cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước đây, các công ty Nhật có những chính sách bảo vệ công nhân của mình như thành viên gia đình thì ngày nay họ chuyển nhà máy sang các nước đang phát triển.  Các thành phố lớn đi cùng với các siêu thi lớn, khu vui chơi giải trí lớn và kéo theo một cuộc di dân từ nông thôn đến thành thị. Cũng tại đây xuất hiện những con người nhỏ bé, yêu ớt tập trung, co cụm trong thành phố. Họ đã bị dứt ra khỏi những “quảng trường làng”, ra khỏi gốc rễ truyền thống. Nước Nhật phải đối mặt với những con người chết cô độc trong các khu chung cư, những người trẻ lang thang và tỷ lệ tội phạm gia tăng. Xã hội tiêu dùng làm các khu chợ quê biến mất. Trên hết mọi lợi nhuận sinh ra đều bị các nhà tư bản thâu tóm và người dân không đượng nhận lại các phần hoàn trả. Vậy những người nông dân sẽ đối đầu với nhà tư bản như thế nào?

Furano cách Ashibetsu không xa những lại thành công trong du lịch. Đây là ví dụ cho những ngôi làng biết tận dụng những cái cũ thành thế mạnh cạnh tranh.

Các mô hình tự tiêu, tự sản ở các vùng miền nước Nhật bắt đầu được xây dựng lại mà trong đó văn hóa cho người dân một năng lực tự quyết định. Họ không chỉ tự tạo ra sản phẩm tự tiêu thụ mà còn tạo ra các giá trị vô hình và từ đó thu hút được vốn đầu tư của chính những nhà tư bản.

Nghệ thuật thấm vào văn hóa là một chặng đường dài và khác hoàn toàn với một khu chung cư được xây lên, sau 30 năm xuống cấp thì trở thành mối nguy hại cho cộng đồng. Việc bảo vệ giá trị truyền thống nằm trong tay những người dân sống xung quan nó và sau đó chính là con cái của họ. Những đứa trẻ này không nhất thiết phải học thật giỏi toán để trở thành các nhà kinh tế mà cần được học múa hát, đóng kịch. Khi chúng có năng lực văn hóa, năng lực thể hiện bản sắc của chúng và trở thành một phần cơ hữu trong nền văn hóa đó thì sau 30 năm phát triển kinh tế đỉnh cao và đi xuống, chính những con người có năng lực văn hóa sẽ nâng đỡ quốc gia đó.

*Ông Hirata Oriza sinh năm 1962 và là một trong những nhà lãnh đạo tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất đến nền nghệ thuật của Nhật Bản. Bằng việc đưa loại hình kịch nghệ vào trong giáo dục không chỉ như một hình thức duy trì nghệ thuật mà ông còn chứng minh, nghệ thuật như kịch nghệ còn là một cách lưu giữ và sáng tạo văn hóa. Chúng ta có thể thấy được lối cải cách giáo dục của nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh buồm trong lý thuyết Vòng tròn đồng cảm lấy kịch nghệ làm nền tảng giáo dục. Tuy nhiên nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa có thái độ quan tâm đến quan điểm cải cách này.

Một vở kịch của Hirata Oriza giữa người và robot được trình diễn tại đại học Osaka nơi ông đang giảng dạy.


tiesuc

Tổng hợp, biên lược

Các bạn có thể nghe toàn bộ bài diễn văn trên youtube tại đây

One thought on “Văn hóa lập quốc: Đừng như Nhật đi vào vết xe đổ

Leave a comment